Trong bài viết này, hãy cùng caheo khám phá sân vận động Stamford Bridge, sân nhà của Chelsea FC, một sân bóng có lịch sử lâu đời và kiến trúc ấn tượng. Đây là điểm đến không thể bỏ qua cho mọi fan hâm mộ bóng đá.
Sân vận động Stamford Bridge có quy mô như thế nào
Toàn cảnh sân Stamford Bridge
Sân vận động Stamford Bridge là sân nhà của câu lạc bộ Chelsea, đang thi đấu ở giải Ngoại Hạng Anh, là hạng đấu chuyên nghiệp cao nhất của bóng đá Anh. Sân vận động này nằm ở Fulham, ở phía Tây Nam London.
Stamford Bridge có sức chứa tiêu chuẩn lên tới 40.853 chỗ ngồi. Với quy mô của mình, sân vận động từng là nơi tổ chức các trận đấu của đội tuyển Anh, các trận đấu thuộc FA Cup và siêu cúp Anh. Bên cạnh đó, sân vận động Stamford Bridge cũng đạt tiêu chuẩn để tổ chức nhiều môn thể thao khác, chẳng hạn như bóng chày, bóng bầu dục, rugby,…
Lịch sử của sân vận động Stamford Bridge
Sân Stamford Bridge được biết đến như một trong những sân bóng lâu đời nhất của nước Anh. Vậy bạn có biết sân bóng này được đem vào sử dụng từ năm nào không?
Lịch sử sơ khai của SVĐ Stamford Bridge
SVĐ Stamford Bridge vào những năm 1905
Sân vận động Stamford Bridge được khánh thành vào năm 1877 và là sân nhà của câu lạc bộ điền kinh London. Sân vận động được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Archibald Leitch, người cũng đã thiết kế những sân vận động nổi tiếng khác như Celtic Park, Craven Cottage và Hampden Park.
Trong suốt 28 năm, SVĐ hầu như chỉ được sử dụng là sân chạy của CLB điền kinh. Đến năm 1904, 2 anh em Gus và Joseph Mears đã mua lại hợp đồng thuê sân để tổ chức các trận bóng đá chuyên nghiệp. Và sau này, chính 2 anh em cũng là những người sáng lập câu lạc bộ Chelsea như là một đối trọng với câu lạc bộ Fulham ở khu vực Tây Nam London.
Lịch sử hiện đại
Vào giai đoạn những năm 1970, Chelsea buộc phải huỷ bỏ kế hoạch nâng cấp sân Stamford Bridge vì lý do tài chính. Phải sau khi Ken Bates mua lại và tiếp quản Chelsea, ông mới quyết định đầu tư nhiều hơn vào sân vận động.
Vào đầu thập niên 1990s, sau khi thảm họa Hillsborough xảy ra, nhà chức trách đã yêu cầu các câu lạc bộ tại những giải chuyên nghiệp của Anh phải phải có sân vận động đủ ghế ngồi cho mùa giải 1994–95. Sau đó, kế hoạch xây lại sân vận động Stamford Bridge với 34 ngàn chỗ ngồi chính thức được hội đồng thành phố thông qua.
Sân vận động mới này đã loại bỏ hoàn toàn đường chạy cho môn điền kinh. Các khán đài đã được lợp mái và phủ hoàn bởi các ghế ngồi. Sau cải tạo, sân Stamford Bridge có cấu trúc đường pitch nằm liền kề với với các khán đài.
Cấu trúc các khán đài của sân vận động Stamford Bridge
Góc nhìn tại khán đài Tây sân Stamford Bridge
Sân vận động Stamford Bridge được chia thành 4 khán đài, đó là:
- Khán đài Matthew Harding: trong quá khứ còn được gọi là khán đài phía Bắc, khán đài này được đổi tên để tưởng nhớ cố giám đốc Matthew Harding. Người đàn ông này đã đầu tư mạnh mẽ vào câu lạc bộ trong những năm 90, giúp câu lạc bộ thoát khỏi khủng hoảng tài chính. Khán đài có 2 tầng, những fan hâm mộ nhiệt thành có vé xem cả mùa thường ngồi ở đây.
- Khán đài Đông: được biết đến như là khán đài cổ nhất của sân khi nó đã tồn tại từ những năm 1905. Sau những lần xây dựng lại vào những năm 70, khán đài có 3 tầng với nhiều chức năng quan trọng. Đây là nơi đặt các máy quay lớn, các phòng kỹ thuật quan trọng, phòng thay đồ của các cầu thủ.
- Khán đài Shed End: nằm ở phía Nam sân vận động, khán đài này có phần phía đông là chỗ ngồi dành cho các cổ động viên khách. Ở phía trong khán đài, nơi này có đặt một bảo tàng nhằm tưởng nhớ những cổ động viên trung thành nhất của câu lạc bộ.
- Khán đài Tây: Đây là khán đài hiện đại nhất của SVĐ, là nơi đặt các phòng Vip, cựu chủ tịch Abramovich thường đến xem các trận đấu tại khán đài này. Đây là khán đài có sức chứa lớn nhất tại Stamford Bridge với 11 nghìn chỗ ngồi.
Chelsea có kế hoạch thay thế sân vận động Stamford Bridge
Kể từ khi tiếp quản Chelsea vào năm 2022, ông chủ người Mỹ Todd Boehly đang lên kế hoạch xây mới lại sân vận động Stamford Bridge. Mặc dù dự án mới chỉ đang dừng lại ở mức ý tưởng, nhưng theo nhiều nguồn tin, tân chủ tịch Chelsea đang đứng trước 2 lựa chọn:
- Phá huỷ hoàn toàn sân Stamford Bridge hiện tại và xây dựng lại từ đầu. Ước tính để hoàn thành sân vận động mới này sẽ mất 6 năm, câu lạc bộ sẽ phải thuê sân ngoài trong khoảng thời gian đó.
- Xây dựng sân vận động ở địa điểm mới. Tuy nhiên, chi phí cho việc mua đất hoàn toàn có thể tốn tới nửa tỷ bảng, cộng với chi phí xây sân có thể lên tới 1 tỷ bảng.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ về ý nghĩa của sân vận động Stamford Bridge – một di sản vĩ đại thể hiện cho tình yêu bóng đá của người dân địa phương. Để tìm hiểu thêm về những sân vận động hiện đại nhất tại châu Âu, đừng quên theo dõi cá heo tv ngay hôm nay nhé!
Để lại một bình luận